22/12/2023 15:57 GMT+7

Ứng dụng công nghệ AI, xe chụp X-quang lưu động để tăng cường phát hiện bệnh lao

Chia sẻ của ông Đinh Văn Lượng, giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương, tại Hội nghị tổng kết Chương trình chống lao quốc gia năm 2023 và trọng tâm công tác năm 2024 sáng 22-12 ở Hà Nội.

Ông Đinh Văn Lượng, giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương, phát biểu tại hội nghị - Ảnh: NGỌC KHÁNH

Ông Đinh Văn Lượng, giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương, phát biểu tại hội nghị - Ảnh: NGỌC KHÁNH

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, hiện Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu. Đồng thời cũng là quốc gia đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới.

Đại diện Chương trình chống lao quốc gia cho hay đại dịch COVID-19 làm ảnh hưởng lớn đến kết quả nhiều năm phòng chống lao của Việt Nam. Trong năm 2021, công tác phát hiện ca bệnh lao và đăng ký điều trị giảm 35-40% so với cùng kỳ trước khi xảy ra đại dịch.

Đến năm 2022 và năm 2023, số ca mắc lao mới trong cộng đồng phát hiện gia tăng. Trong 9 tháng đầu năm 2023, chương trình phát hiện gần 79.000 trường hợp mắc lao các thể, tăng 1.900 bệnh nhân so với cùng kỳ năm 2022 và tăng hơn 19.000 (32,3%) so với cùng kỳ năm 2021. 

Phát hiện lao kháng đa thuốc 9 tháng đầu năm 2023 cũng cao hơn ba năm trước đó.

Bên cạnh đó, mặc dù số ca mắc mới phát hiện có tăng nhưng cũng mới chỉ đạt được 56,1% chỉ tiêu kế hoạch cả năm. Nghĩa là người mắc lao trong cộng đồng chưa được phát hiện, điều trị vẫn còn khoảng 70.000 người.

Để tăng cường phát hiện người mắc bệnh lao trong cộng đồng, ông Lượng cho rằng cần đẩy mạnh hoạt động tầm soát lao thường xuyên, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào đọc phim và chẩn đoán bệnh lao, hỗ trợ bác sĩ nâng cao năng lực, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh.

"Đồng thời, áp dụng chiến lược 2X (X-quang, X-pert) trong các tiếp cận phát hiện chủ động, phát hiện tích cực bệnh nhân lao.

Tăng cường sử dụng hiệu quả xe X-quang di động kỹ thuật số và các máy X-quang di động được cấp cho các tỉnh trong phát hiện bệnh nhân lao trong cộng đồng", ông Lượng nhấn mạnh.

Đề xuất hỗ trợ bệnh nhân lao không có bảo hiểm y tế

Ông Lượng cũng cho hay Chương trình chống lao còn gặp nhiều khó khăn như sự thay đổi về cơ chế chính sách đối với việc cung ứng thuốc lao từ nguồn ngân sách nhà nước. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho hệ thống cung ứng thuốc của chương trình.

Theo đó, đa số thuốc còn tồn tại địa phương có hạn sử dụng ngắn, nguy cơ hết hạn trong khi chưa được phê duyệt cơ chế chính sách, nguồn kinh phí mua sắm thuốc cho đối tượng bệnh nhân lao không có thẻ bảo hiểm y tế, bệnh nhân lao tại các cơ sở chưa đủ điều kiện thanh toán nguồn bảo hiểm y tế.

"Đối với những bệnh nhân lao không có thẻ bảo hiểm y tế sẽ gặp khó khăn trong quá trình điều trị, gián đoạn điều trị và trở thành nguy cơ lây bệnh tiềm ẩn trong cộng đồng. Bởi vậy, chúng ta cần có những chính sách hỗ trợ kịp thời", ông Lượng đề xuất.

40% bệnh nhân lao chưa được phát hiện, trẻ em đối diện nguy cơ40% bệnh nhân lao chưa được phát hiện, trẻ em đối diện nguy cơ

Theo Chương trình phòng chống lao quốc gia, hiện có tới 40% số bệnh nhân lao trong cộng đồng chưa được phát hiện, nguy cơ lây lan trong cộng đồng rất lớn, đặc biệt với trẻ em.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên