02/02/2024 16:28 GMT+7

Viện Y tế quốc gia Mỹ bất ngờ ngừng nghiên cứu tác hại bức xạ điện thoại

Viện Y tế quốc gia Mỹ vừa thông báo dừng mọi hoạt động nghiên cứu liên quan đến bức xạ điện thoại dù trước đó họ từng đầu tư hàng triệu USD để thực hiện.

Chính phủ Pháp từng ra lệnh cấm bán iPhone 12 vì điện thoại này phát bức xạ vượt ngưỡng cho phép - Ảnh: REUTERS

Chính phủ Pháp từng ra lệnh cấm bán iPhone 12 vì điện thoại này phát bức xạ vượt ngưỡng cho phép - Ảnh: REUTERS

Theo đó, Chương trình độc chất học quốc gia (NTP) thuộc Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) sẽ không thực hiện thêm bất kỳ nghiên cứu nào về tác động của bức xạ vô tuyến đối với sinh học và môi trường.

Không ít người thắc mắc về lý do đằng sau quyết định này bởi trước đó NIH đã bỏ ra đến 30 triệu USD để nghiên cứu về mối liên hệ giữa bức xạ điện thoại và sức khỏe con người.

Kết quả cho thấy người thường xuyên tiếp xúc với sóng điện từ có nguy cơ cao mắc một số căn bệnh nguy hiểm như ung thư, tổn thương tim và tổn thương ADN.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn tiếp tục đầu tư nghiên cứu vấn đề này. Liên minh châu Âu (EU) cũng cung cấp các khoản tài trợ trị giá hàng triệu USD cho những tổ chức nghiên cứu đa ngành với mục đích tương tự.

Trong đó phải kể đến Chính phủ Pháp, họ luôn nỗ lực giám sát các trạm phát sóng và điện thoại để đảm bảo an toàn cho người dân.

Chính phủ Pháp không ít lần thu hồi và cấm bán hàng triệu chiếc điện thoại phát ra bức xạ vượt ngưỡng cho phép. Vào năm 2019, họ từng gửi thông báo hướng dẫn thanh thiếu niên và phụ nữ mang thai hạn chế tiếp xúc loại sóng điện từ này nhằm tránh ảnh hưởng đến tâm sinh lý.

Vậy tại sao một trong những tổ chức tiên phong nghiên cứu vấn đề nói trên như NIH lại lùi bước?

Trong thông báo, NIH cho biết: “Nghiên cứu (ảnh hưởng của bức xạ) tràn ngập thách thức về mặt kỹ thuật và sử dụng nhiều nguồn tài nguyên hơn dự kiến. Không có thêm kế hoạch nghiên cứu bổ sung nào”.

Bên cạnh việc NIH gặp hạn chế về kỹ thuật, tài chính và chiến lược, còn có một lý do khác.

Theo phân tích của báo The Hill (Mỹ), NIH dừng lại vì họ nhận thấy việc nghiên cứu không còn mang đến nhiều ý nghĩa nữa so với tình hình thực tế.

Danh sách những tác động tiêu cực của bức xạ điện từ đối với sức khỏe con người ngày một dài ra. Trong khi đó, công việc và nhu cầu hàng ngày khiến chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào các thiết bị điện tử phát ra loại sóng này, gần như không thể tách rời.

Chẳng hạn, một nghiên cứu trước đây đã chỉ ra nam giới để điện thoại trong túi quần thường có số lượng tinh trùng thấp, chất lượng tinh trùng kém hơn, giảm testosterone và tổn thương tinh hoàn.

Không lâu sau đó, các nhà khoa học tiếp tục phát hiện thói quen nhét điện thoại vào áo trong có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở nữ giới.

Gần đây nhất, họ lại tìm thấy mối liên hệ mật thiết giữa việc trẻ em tiếp xúc với điện thoại, máy tính bảng từ sớm và tổn thương não bộ.

Có thể thấy phần lớn hoạt động sống hiện đại đều dính dáng đến công nghệ, do đó việc “né” bức xạ điện từ gần như là không thể.

Báo The Hill cho rằng NIH quyết định dừng nghiên cứu vì vấn đề đã trở nên quá phức tạp và vĩ mô.

Cơ quan này đề xuất Chính phủ Mỹ nên tính phí thiết bị của từng hộ gia đình mỗi tháng và sử dụng số tiền này lập quỹ nghiên cứu giải pháp.

Hàn Quốc khẳng định bức xạ vũ trụ khiến tiếp viên hàng không mắc ung thưHàn Quốc khẳng định bức xạ vũ trụ khiến tiếp viên hàng không mắc ung thư

Lần đầu tiên phơi nhiễm bức xạ vũ trụ trong các chuyến bay được chính thức xác nhận là nguyên nhân khiến một tiếp viên hàng không Hàn Quốc mắc ung thư và tử vong.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên