Thứ 4, ngày 25 tháng 5 năm 2022
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Dịch COVID-19 thúc đẩy nhu cầu về chuyển đổi số
TTO - Bộ Thông tin và truyền thông đặt mục tiêu đến năm 2025, tỉ lệ chủng loại sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin mạng do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất đạt 100%.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đến hết năm 2025, Việt Nam thuộc nhóm 30 nước đứng đầu thế giới về Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu GCI - Ảnh: THẢO ANH
Đến năm 2025 Việt Nam trở thành cường quốc an toàn, an ninh mạng, tạo niềm tin số để người dân, doanh nghiệp và Chính phủ sẵn sàng lên môi trường mạng tạo thành công cho chuyển đổi số…
Đó là một trong những mục tiêu quan trọng được Bộ Thông tin và truyền thông cam kết khi tổng kết đánh giá hoạt động năm 2021, chiều 22-12.
Chuyển tư duy bảo đảm an toàn không gian mạng Việt Nam
Khẳng định sẽ "Chuyển từ tư duy "bảo đảm an toàn, an ninh mạng" sang tư duy "bảo đảm an toàn không gian mạng Việt Nam", Bộ Thông tin và truyền thông cho biết đã xây dựng chiến lược an toàn không gian mạng quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Cụ thể, bộ đề ra các mục tiêu: Việt Nam xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng ra các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Đến năm 2025, tỉ lệ chủng loại sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin mạng do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất đạt 100%. Thị phần trong nước đạt trên 50%. Tỉ lệ doanh thu sản xuất/nhập khẩu các sản phẩm, dịch vụ an toàn an ninh mạng đạt trên 70%. Tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp Việt Nam đạt từ 35 - 45%/năm, đạt quy mô trên 500 triệu USD vào năm 2025.
Bộ Thông tin và truyền thông cam kết sẽ "tạo niềm tin số để người dân, doanh nghiệp và Chính phủ sẵn sàng lên môi trường mạng tạo thành công cho chuyển đổi số". Theo đó, sẽ phát triển và duy trì hoạt động bảo đảm an toàn thông tin mạng theo mô hình bốn lớp, kết hợp phương thức quản trị rủi ro dựa trên cấp độ an toàn hệ thống thông tin tại các bộ, ngành, địa phương.
"Đến hết năm 2025, Việt Nam thuộc nhóm 30 nước đứng đầu thế giới về Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu GCI của Liên minh Viễn thông quốc tế - ITU và nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN" - Bộ Thông tin và truyền thông nêu mục tiêu cụ thể.
"Việc năm năm, làm một năm"
Nhấn mạnh năm 2021, đối với ngành thông tin và truyền thông là một năm rất đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cam kết những kiến nghị của các địa phương, bộ ngành nêu ra với bộ sẽ "xử lý một cách nhanh nhất, theo tinh thần là việc năm năm thì làm một năm, và khi có khó khăn thì gặp gỡ trực tiếp".
"Chuyển đổi số quan trọng nhất là kết nối dữ liệu. Kết nối thì cần vai trò của người điều phối, thúc đẩy, đồng hành, và đó là Bộ Thông tin và truyền thông" - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu đẩy mạnh triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia để phục vụ người dân - Ảnh: THẢO ANH
"Năm 2021 đã đẩy toàn đất nước chúng ta vào chuyển đổi số, nhưng hạ tầng, cách làm vẫn là thời công nghệ thông tin. Bởi vậy, các vấn đề của ngành đã bộc lộ ra một cách rất rõ ràng. Nếu cứ bình thường, chắc chúng ta cũng không nhìn thấy rõ, có thể chúng ta vẫn tiếp tục khen nhau, tiếp tục làm việc trên giấy tờ và tạo ra thành công trên giấy tờ.
COVID-19, nhất là biến chủng Delta và đợt bùng phát dịch lần thứ tư, đã đẩy chúng ta ra khỏi giấy tờ và đối mặt với cuộc sống, với nhu cầu của hàng trăm triệu người dân về chuyển đổi số, về truyền thông" - người đứng đầu Bộ Thông tin và truyền thông nhìn nhận.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng nói: "Chúng ta đã có một cách tiếp cận đúng với các vấn đề lộ ra. Thay vì lo sợ và tìm cách giấu đi hay bao biện, chúng ta đã chọn cách nhận trách nhiệm và tìm cách giải quyết. Và vấn đề lộ ra không ngờ lại là một cơ may hiếm có để ngành ta phát triển. Đi qua khó khăn và thách thức đã làm cho chúng ta tự tin hơn, và quan trọng hơn tất cả là tinh thần sẵn sàng đương đầu với các vấn đề phát sinh, coi đây là động lực cho phát triển".
"Vượt qua nỗi sợ bị phê bình, bị chỉ trích có lẽ là thành công lớn nhất năm 2021 của Bộ Thông tin và truyền thông. Năm 2022 sẽ là năm thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở mọi ngành trên phạm vi toàn quốc toàn dân và toàn diện, là năm đầu thực hiện các chiến lược mới", Bộ trưởng khẳng định.
Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng lưu ý: "Năm 2022, chúng ta phải làm mạnh hơn về dữ liệu. Đây là câu chuyện người trong nghề đều biết là việc sống còn. Chúng ta đã có cơ sở dữ liệu về dân cư, giờ cần đẩy mạnh triển khai để phục vụ người dân".
"Hãy đặt ra những thứ rất cụ thể để người dân thấy thiết thực", Phó thủ tướng nói.
-
TTO - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị cần nhìn thực chất: 'Vì sao ngân sách nhà nước tăng rất cao trong khi nền kinh tế, doanh nghiệp còn rất khó khăn sau đại dịch? Đây là điều cực kỳ bất thường trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng thấp'.
-
TTO - Cơ quan điều tra xác định ông Nguyễn Huỳnh đã lợi dụng vai trò từng là thư ký của lãnh đạo Bộ Y tế để can thiệp thực hiện một số hành vi sai phạm liên quan vụ Việt Á nên khởi tố, bắt tạm giam để điều tra.
-
TTO - Những bất cập trong thủ tục hành chính ngay cả với các sản phẩm hỗ trợ, tài trợ cho hoạt động phòng chống dịch đã khiến cho những lô khẩu trang do bà con kiều bào hỗ trợ bị ách tắc tại cảng 6 tháng nay vẫn chưa có hướng xử lý.
-
TTO - 4 cán bộ là lãnh đạo Sở Y tế, nguyên lãnh đạo CDC và phòng nghiệp vụ Sở Y tế Trà Vinh bị khởi tố, bắt tạm giam do liên quan 8 gói thầu của Công ty Việt Á.
-
TTO - Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi người Mỹ gây sức ép với các thành viên Quốc hội Mỹ thông qua luật súng đạn hợp lý, sau vụ xả súng khiến ít nhất 21 người chết tại một trường tiểu học ở bang Texas.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận