08/12/2023 10:48 GMT+7

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh là một phần tiêu biểu của văn hóa TP.HCM

Trong báo cáo triển khai chuyên đề về Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh trên lĩnh vực văn học nghệ thuật ở thành phố mang tên Người, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ đã nói như trên.

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương khóa V, trao đổi ở hội nghị - Ảnh: VŨ HẢI SƠN

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương khóa V, trao đổi ở hội nghị - Ảnh: VŨ HẢI SƠN

Ngày 7 đến 9-12 tại TP Đà Lạt đã diễn ra hội nghị Tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2023 do Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật - Thành ủy TP.HCM tổ chức.

Hội nghị tập huấn đã nghe hai diễn giả là PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương khóa V và ông Nguyễn Minh Nhựt - vụ trưởng Vụ Văn hóa - Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương - triển khai các chuyên đề.

Hội nghị tập trung vào 4 nội dung chính gồm:

- Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh trên lĩnh vực văn học nghệ thuật ở thành phố mang tên Người.

- Một số nội dung trọng tâm về công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn mới theo tinh thần nghị quyết XIII của Đảng và Hội nghị văn hóa toàn quốc.

- Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16-6-2008 của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới.

- Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9-6-2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

"Không gian văn hóa Hồ Chí Minh" là một phần tiêu biểu của văn hóa TP.HCM

Trong báo cáo triển khai chuyên đề về Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh trên lĩnh vực văn học nghệ thuật ở thành phố mang tên Người, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương khóa V, cho biết:

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật trung ương khóa V - Ảnh: VŨ HẢI SƠN

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật trung ương khóa V - Ảnh: VŨ HẢI SƠN

Chương trình "Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh", nếu xét ở cấp tỉnh, thành phố thì TP.HCM là địa phương đầu tiên nêu ý tưởng, chủ trương và khẳng định trong nghị quyết của Đại hội Đảng bộ TP nhiệm kỳ 2020 - 2025, đang xây dựng chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ quan trọng, nhiều ý nghĩa này.

Ông Kỷ nhấn mạnh "Không gian văn hóa Hồ Chí Minh" là một phần tiêu biểu của văn hóa TP.HCM hôm nay. Nền tảng, sức mạnh của văn hóa TP.HCM là cơ sở, điều kiện, động lực để xây dựng "Không gian văn hóa Hồ Chí Minh".

Những năm qua, TP thực hiện tốt phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; Chương trinh mục tiêu quốc gia "Xây dựng nông thôn mới" ở các địa phương ngoại thành; các cuộc vận động "Đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị"; "Mùa hè xanh", "Hành trình Thành phố tôi yêu", "Bảy chương trình đột phá của tuổi trẻ thành phố"…

Gần ba năm bị đại dịch COVID-19, tình nghĩa, cốt cách, phẩm giá người Sài Gòn tiếp tục ngời sáng, lan tỏa, thấm sâu.

Đó là những tiền đề rất tốt, rất thuận tiện để xây dựng và thực hiện chương trình "Không gian văn hóa Hồ Chí Minh".

"Không gian văn hóa Hồ Chí Minh" không nhất thiết phải là những tượng đài hoành tráng, những công trình hiện đại, mà đó chính là di sản văn hóa của Người với TP; lòng kính yêu, biết ơn, những việc làm thiết thực của người dân TP đối với Người.

"Không gian văn hóa Hồ Chí Minh" ở TP mang tên Người cũng không phải là những điều gì đó cao sang, trừu tượng, mà là những điều đẹp đẽ, giản dị, cụ thể, có ý nghĩa từ Bác Hồ mà ta học tập được, làm theo được, xây dựng đất nước, quê hương ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, nhân dân có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Một số nội dung trọng tâm về công tác văn hóa, văn nghệ

Trong báo cáo chuyên đề trao đổi một số nội dung trọng tâm về công tác văn hóa, văn nghệ, ông Nguyễn Minh Nhựt - vụ trưởng Vụ Văn hóa - Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương, nói một số nội dung:

Ông Nguyễn Minh Nhựt - vụ trưởng Vụ Văn hóa - Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương, trao đổi chuyên đề tại hội nghị - Ảnh: VŨ HẢI SƠN

Ông Nguyễn Minh Nhựt - vụ trưởng Vụ Văn hóa - Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương, trao đổi chuyên đề tại hội nghị - Ảnh: VŨ HẢI SƠN

Vấn đề xây dựng, phát triển văn hóa, văn nghệ trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng và Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Một số kết quả nổi bật sau nửa nhiệm kỳ triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa, văn nghệ và định hướng, giải pháp tiếp tục xây dựng, phát triển văn hóa, văn nghệ.

Định hướng nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, ông Minh Nhựt cho biết cần tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của phát triển văn hóa, xây dựng con người, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người Việt Nam gắn với giữ gìn, phát huy hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tiếp tục huy động đóng góp của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, các nhà lãnh đạo, quản lý… để tổ chức nghiên cứu, sớm xác định và tổ chức triển khai thực hiện các hệ giá trị trong thực tiễn. Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển văn hóa, văn nghệ.

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc.

Chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về văn hóa, văn nghệ. Tập trung phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa.

Phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển lĩnh vực văn hóa, văn nghệ.

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và tổ chức kinh doanh dưới sự quản lý và hướng dẫn của Nhà nước đối với các loại hình dịch vụ văn hóa, nghệ thuật...

Mang sách lý luận, chính trị đến gần với người đọcMang sách lý luận, chính trị đến gần với người đọc

TTO - Cùng với phương thức chuyển đổi số, việc khai trương gian hàng sách Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật tại đường sách TP.HCM được xem là bước đệm để mang sách lý luận, chính trị đến gần hơn với công chúng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên