01/09/2020 15:24 GMT+7

Trung Quốc chuẩn bị cho ngày Mỹ không còn là trung tâm nhu cầu của thế giới

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Trung Quốc có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vài năm tới và quốc gia này đang tự chuẩn bị để chuyển mình trong thương mại quốc tế.

Trung Quốc chuẩn bị cho ngày Mỹ không còn là trung tâm nhu cầu của thế giới - Ảnh 1.

Công nhân tại một nhà máy sản xuất pin tại Trường Hưng, Chiết Giang, Trung Quốc - Ảnh: CNBC

Trong bối cảnh nhiều biến động vì đại dịch và căng thẳng với Mỹ, chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực tập trung vào thị trường nội địa với chính sách "lưu thông kép".

"Lưu thông kép" là cụm từ này dùng để chỉ 2 vòng hoạt động kinh tế, nội và ngoại, với hàm ý nhấn mạnh hơn vào việc phát triển kinh doanh tại thị trường nội địa.

Giới chuyên gia hiện vẫn tranh cãi liệu "lưu thông kép" phản ánh đúng sự thay đổi đáng kể trong chính sách kinh tế của Trung Quốc, hay chỉ đơn giản là một khái niệm mới.

Tuy nhiên, khái niệm này được nhắc đến trong những thông điệp chính trị cấp cao gần đây, chỉ vài tháng trước khi Bắc Kinh dự tính công bố kế hoạch kinh tế của Trung Quốc trong nửa thập kỷ tới - kế hoạch 5 năm lần thứ 14.

"Chính sách ‘lưu thông kép’ cho thấy Trung Quốc đã nhận ra họ sẽ không thể dựa vào thương mại nhiều trong 2 thập kỷ sắp tới như đã làm 2 thập kỷ trước đây... Mỹ ngày càng nhận thấy hợp tác kinh tế sâu hơn cùng Trung Quốc là một sai lầm chiến lược - điều rất có lợi cho Trung Quốc, nhưng Mỹ lại không nhận được lợi ích nhiều như vậy", ông Stephen Olson, nhà nghiên cứu thuộc quỹ Hinrich Foundation, viết hồi tuần trước.

Trong nước, Trung Quốc cũng có nhiều vấn đề riêng cần giải quyết. Một số vấn đề khá mới như mưa lũ nghiêm trọng ở phía nam diễn ra sau cú sốc từ đại dịch COVID-19.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng có nhiều vấn đề âm ỉ đã bắt đầu nổi lên thời gian gần đây. Điển hình, việc phụ thuộc nhiều vào nợ để thúc đẩy tăng trưởng, hay xây dựng môi trường kinh doanh ưu ái các doanh nghiệp quốc doanh, trong khi khu vực tư nhân mới là nơi đem lại phần lớn việc làm cho người lao động.

Khi thị trường Trung Quốc đã lớn và thách thức đến từ thương mại xuyên biên giới ngày một tăng, nhiều doanh nghiệp ngoại đã áp dụng chiến lược "tại Trung Quốc, cho Trung Quốc".

Bắc Kinh đã chào đón đầu tư và thực hiện nhiều nỗ lực lớn nhằm giữ chân doanh nghiệp, mặc cho các căng thẳng địa chính trị.

Vào tháng 7, Bộ Thương mại Trung Quốc ghi nhận đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) tăng trưởng 12,2% lên 9,05 tỉ USD so với một năm trước đó. Cột mốc này đánh dấu 4 tháng liên tiếp FDI vào Trung Quốc tăng lên, kể từ khi dịch COVID-19 đạt đỉnh tại đây từ tháng 2.

Theo CNBC, thúc đẩy thị trường tiêu dùng nội địa chưa thể phát huy tác dụng tại Trung Quốc trong thời điểm hiện tại.

"Tiêu dùng chắc chắn không phải động cơ lèo lái nền kinh tế trong năm nay hay năm sau. Đó sẽ là đầu tư và xuất khẩu. Để phát triển tiêu dùng hay nâng sự đóng góp của mảng này trong tăng trưởng, Trung Quốc sẽ phải thực hiện các cải cách lớn trong việc phân phối thu nhập, cũng như thách thức về cải cách doanh nghiệp quốc doanh", theo bà Dan Wang - kinh tế gia trưởng tại Hang Seng China.

Tuy nhiên, về lâu dài, Trung Quốc sẽ đối mặt với áp lực ngày một lớn trong việc chuyển đổi sang phát triển nhờ thị trường nội địa.

Mỹ muốn lập Mỹ muốn lập 'NATO Thái Bình Dương' đối phó Trung Quốc

TTO - Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun xác nhận Mỹ đang tìm kiếm quan hệ quốc phòng chính thức kiểu NATO với Úc, Ấn Độ và Nhật Bản, đặt mục tiêu tạo thành bức trường thành chống lại 'các thách thức tiềm tàng từ Trung Quốc'.

NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên